Phong thuỷ có những nguyên tắc và quy luật riêng, đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống và sự nghiệp của con người. Quy luật âm dương tưởng chừng như xa lạ nhưng nó lại hiện diện trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Cùng Phongthuy.Org quan sát tìm hiểu về Âm Dương là gì, các quy luật âm dương và Ứng dụng Âm Dương trong đời sống.

Quy luật âm dương & Những ứng dụng âm dương trong đời sống

Âm Dương là gì?

Âm Dương được hiểu là 2 mặt đối lập nhau, thể hiện sự tương phản của sự vật, hiện tượng. Âm Dương thường được biểu thị bằng hai nửa vòng tròn đối diện, tượng trưng cho sự tồn tại song song của chúng. Trong lĩnh vực như Kinh Dịch, Bát Quái, Kỳ Môn, Phong thuỷ, Tinh tượng học, và Đông y.. Âm Dương luôn được đề cập.

Năng lượng Âm - Dương

Năng lượng Âm:đại diện cho thụ động, chấp nhận và nhường lại cho năng lượng xung quanh của nó. Tất cả những cái gì trầm tĩnh, ức chế, mờ tối, ở trong, hướng xuống, lùi lại, hữu hình, lạnh lẽo, đen tối, nhu nhược, tiêu cực đều thuộc ÂM.

Năng lượng Âm - Năng lượng Dương

Ảnh Năng lượng Âm - Năng lượng Dương

Năng lượng dương là mạnh mẽ, đam mê và lửa nhiên liệu năng lượng dương. Không khí là các yếu tố dương, những gì có tính chất hoạt động, hưng phấn, tỏ rõ, hướng lên, vô hình, nóng rực, sáng chói, rắn chắc, tích cực đều thuộc DƯƠNG.

Âm Dương trong tự nhiên

  • Âm thường biểu thị cho các yếu tố như bóng tối, ban đêm, tĩnh lặng, lạnh, nữ tính (giống cái), cây cỏ mềm yếu, nhiệt độ thấp, số chẵn, dòng suối nhỏ…
  • Dương thể hiện sự nhiệt độ cao, ban ngày, ánh sáng, sự di chuyển, nam tính (giống đực) và số lẻ, dòng thác mạnh mẽ….

Quy luật vận hành năng lượng âm dương

Âm dương đối lập

Tồn tại trạng thái đối lập là sự mâu thuẫn và đấu tranh giữa âm và dương.

Ví dụ: Ngày - Đêm (Dương - Âm), Nước - Lửa (Âm - Dương), Mưa - Nắng (Âm - Đương)...

Âm dương hỗ căn

Hỗ căn là sự nương tựa lẫn nhau (để phát triển). Hai mặt âm và dương tuy đối lập nhưng phải nương tựa vào nhau mới tồn tại được, mới có ý nghĩa. Cả hai mặt đều là tích cực của một sự vật, không thể đơn độc phát sinh, phát triển.

Ví dụ: Có lửa thì phải có nước và có ngày thì có đêm sinh vật mới tồn tại được...

Âm dương tiêu trưởng

Tiêu là sự mất đi, trưởng là sự phát triển. Quy luật này nói nên sự vận động không ngừng sự chuyển hóa lẫn nhau giữa âm và dương, cụ thể "âm tiêu dương trưởng" hoặc "dương tiêu âm trưởng." hoặc “ Dương thịnh Âm suy” - “Âm thịnh Dương suy”

Quy luật Âm dương tiêu trưởng

Ảnh Quy luật Âm dương tiêu trưởng

Ví dụ: mưa và nắng: mưa tạnh dần (âm tiêu) -  ánh nắng dần ló dạng (dương trưởng)

Quy luật này có các trạng thái của vận động sau:

–  Dương thịnh Âm suy (nóng tăng - lạnh giảm)

–  Âm thịnh Dương suy (lạnh tăng - nóng giảm)

Âm dương bình hành

Hai mặt âm dương tuy đối lập, vận động không ngừng nhưng luôn luôn lập lại được thế thăng bằng, quân bình giữa hai mặt. Thăng bằng của hai mặt âm dương nói nên mâu thuẫn thống nhất, vận động và nương tựa lẫn nhau của vật chất. Nếu vạn vật chỉ tồn tại một mặt dẫn đến mất cân bằng, không tồn tại.

Ví dụ: không thể có ngày không có đêm (chỉ có dương không âm), vạn vật không tồn tại và ngược lại.

Ứng dụng Quy luật Âm Dương trong đời sống

Âm Dương trong Ẩm Thực

Món ăn được phân theo năm mức độ hay còn gọi là năm mức âm dương ứng với ngũ hành. Ví dụ:

- Thực phẩm có tính Hàn - lạnh thuộc âm

- Thực phẩm có tính Nhiệt - nóng thuộc dương

Ví dụ: Bánh xèo nhân thịt (có dương) ăn kèm với rau (âm)

Âm - Dương được ứng dụng trong ẩm thực

Ảnh Âm - Dương được ứng dụng trong ẩm thực

Âm Dương trong Y học

Trong lĩnh vực y học cổ truyền, nguyên tắc Âm Dương được ứng dụng trong việc khám và điều trị bệnh.

  • Về cơ thể: phần ngoại trực tiếp như là mặt ngoài, tứ chi, bì mao, và lục phủ, thường được xem như là biểu hiện của yếu tố dương. Trong khi đó, yếu tố âm thường đại diện cho các bộ phận quan trọng bên trong như: cân cốt và ngũ tạng. Các bộ phận này có thể được chia thành các phần nhỏ với sự hiện diện liên tục của yếu tố âm và dương.

Ví dụ: Âm: tạng, kinh âm, huyết, bụng, trong, dưới v.v…

Dương: phủ, kinh dương, khí, lưng, ngoài, trên v.v…

  • Về bệnh lý: nguyên tố gây bệnh có thể chia thành hai loại - âm tà và dương tà. Trong việc chẩn đoán bệnh tật, các triệu chứng thuộc dạng dương thường bao gồm sự sáng bóng, cơ bắp to lớn, tiếng thở mạnh mẽ và sốt. Các triệu chứng thuộc dạng âm thường có đặc điểm là sự tối tăm, tiếng thở yếu, và sợ lạnh.
Âm dương ứng dụng trong Y học

Ảnh Âm dương ứng dụng trong Y học

  • Chẩn đoán và nguyên tắc điều trị: Người ta dựa vào các nguyên tắc âm dương để chẩn đoán và điều trị như bệnh hàn dùng thuốc nhiệt, bệnh nhiệt dùng thuốc hàn. Ví dụ: Sốt cao (chân nhiệt) do nhiễm độc làm chân tay lạnh, ra mồ hôi lạnh phải dùng thuốc mát để chữa bệnh. Bệnh tiêu chảy mất nước, mất điện giải gây nhiễm độc thần kinh làm co giật, sốt (giả nhiệt) phải dùng các thuốc nóng để chữa….

Âm Dương đối với phong thuỷ nhà đất

Các yếu tố trong phong thủy cũng chịu sự chi phối của năng lượng âm dương. Trong đó, phong thủy nói chung được chia làm 2 lĩnh vực: Dương trạch và Âm trạch.

  • Âm trạch (đất mồ mả): phong thủy cho rằng nếu người chết được chôn cất nơi đất tốt, con cháu sẽ hưởng được may mắn.
  • Dương trạch (đất cho người sống) là những mẫu đất chuyên dùng để xây nhà, đình, chùa… phong thủy quan niệm rằng, dương trạch phải hài hòa với thiên nhiên thì con người mới có thể sống khỏe mạnh và may mắn.

Với phong thuỷ nhà ở, để giữ được trạng thái cân bằng âm dương cần lưu ý đến nhiều yếu tố cả nội thất, trang trí và các yếu tố ngoại cảnh xung quanh. Các yếu tố này phải được cân bằng và hài hoà.

Ví dụ: nhà có góc sáng, góc tối phù hợp cân bằng; Nơi thoáng đãng cũng có nơi râm mát ở sân vườn…

Quy luật âm dương rất quan trọng trong Phong thủy, là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến vận mệnh mỗi người. Nói về ứng dụng trong phong thuỷ nhà đất, nó còn kết hợp với quy luật ngũ hành, phân tích từng trường hợp càng cụ thể càng tốt. Bạn có thể tham khảo thêm nhiều kiến thức liên quan tại Phongthuy.org - có 13 năm kinh nghiệm là nguồn tài liệu đáng tin cậy về 12 cung hoàng đạo, phong thủy, cung cấp kiến thức và giải pháp về lĩnh vực phong thuỷ để hỗ trợ cuộc sống của bạn thuận lợi hơn.