Phong thuỷ có những nguyên tắc và quy luật riêng, đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống và sự nghiệp của con người. Quy luật âm dương tưởng chừng như xa lạ nhưng nó lại hiện diện trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. C...
Trang PhongThuy.Org chuyên trang Âm dương & Ngũ hành hỗ trợ tư vấn và phúc đáp các điều cần lưu ý trong cuộc sống để hài hòa tương sinh - tương khắc trong mỗi con người.
Âm Dương - Ngũ Hành là một phần quan trọng ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống. Hãy cùng Phongthuy.Org tìm hiểu về khái niệm Âm dương - Ngũ hành, chúng có những quy luật cơ bản nào, được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực nào?
Thuyết Âm dương
Âm dương là gì
Âm và dương thể hiện hai khía cạnh đối lập và phối hợp với nhau, tồn tại song trong trong mọi hiện tượng. Âm Dương được biểu thị bằng hai nửa vòng tròn đối diện, tồn tại song song: Trong âm có dương - Trong dương có âm. Đây là nguyên tắc cơ bản mà bạn có thể thấy trong Kinh Dịch, Bát Quái, Kỳ Môn, Phong thủy, Tinh tượng học, Đông y...
Trong tự nhiên: dương biểu thị cho trời, giống đực, con trai, ánh sáng, sự di chuyển, nhiệt độ cao, số lẻ, sự sôi nảy và sự phát triển…. Âm là đất, giống cái, con gái, bóng tối, tĩnh lặng, nhiệt độ thấp, số chẵn, sự tĩnh lặng….
Trong đời sống: Dương thường liên quan đến sự thăng tiến, việc lên trên, sự nhẹ nhàng và sự tồn tại bên trong. Trái lại, âm thường liên quan đến sự sụp đổ, việc đi xuống, sự nặng nề và trạng thái mờ.
Ảnh Âm Dương trong nhiều lĩnh vực
Trong Kinh Dịch: việc vạch liền đại diện cho dương, còn vạch đứt đại diện cho âm. Sự cân bằng giữa âm và dương rất quan trọng, vì một âm và một dương cùng tồn tại trong một đạo.
Trong phong thuỷ nhà đất: việc cân bằng âm và dương có thể thể hiện qua việc điều chỉnh màu sắc, ánh sáng, bóng tối, các góc lồi và góc lõm, phối hợp thủy và hỏa, cũng như cao thấp của các đồ vật.
Sự cân bằng giữa âm và dương đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực phong thủy, đời sống vì nó là nguồn gốc của sự sống.
Quy luật âm dương
Âm Dương có các quy luật cơ bản sau:
Âm dương đối lập: Đối lập là sự mâu thuẫn, chế ước và đấu tranh giữa hai mặt âm dương. Ví dụ: ngày và đêm, nước và lửa, mưa và nắng v.v..
Âm dương hỗ căn: là tương hỗ tồn tại, bất kỳ một sự vật hiện tượng nào đó đều không thể tách khỏi sự vật hiện tượng khác để độc lập tồn tại, vì tồn tại trong phương diện này lại là tiền đề cho tồn tại của phương diện khác. Ví dụ: có ngày thì phải có đêm, có nắng thì phải có mưa…
Âm dương tiêu trưởng: âm dương luôn ở trạng thái vận động biên hoá: “âm tiêu dương trưởng“, hoặc “ dương tiêu âm trưởng”. Ví dụ: Mặt trời ló dạng thì đem sẽ dần tan (âm tiêu dương trưởng), ngược lại mặt trời lặn dần màn đêm dần buông xuống (ẩm trưởng dương tiêu)...
Âm dương bình hành: Thăng bằng của hai mặt âm dương nói nên mâu thuẫn thống nhất, vận động và nương tựa lẫn nhau của vật chất. Nếu vạn vật chỉ tồn tại một mặt dẫn đến mất cân bằng, không tồn tại. Ví dụ: Trời chỉ năng không mưa (chỉ Dương thiếu âm) hoặc Trời mưa không nắng (chỉ âm thiếu dương) thì thì vạn vật khó tồn tại ở trạng thái tốt đẹp.
Bạn có thể tìm hiểu rõ hơn ở các bài viết Âm Dương Ngũ Hành tại Phongthuy.Org
Thuyết Ngũ hành
Ngũ hành là gì
Theo thuyết duy vật cổ đại, thế giới này được tạo nên từ năm yếu tố ban đầu: nước, lửa, đất, cây cối và kim loại, tương ứng với năm nguyên tố thuỷ, hoả, thổ, mộc và kim.
Ảnh Ngũ hành là 5 yếu tố hình thành nên vũ trụ
Ngũ Hành dùng để đại diện cho năm thuộc tính cơ bản: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Trong lĩnh vực phong thủy, vạn vật đều được gắn liền với các thuộc tính này để giải thích các nguyên tắc năng lượng. Tương tác của chúng tạo ra cân bằng tự nhiên và được miêu tả thông qua các quy luật ngũ hành.
Quy luật Ngũ hành
Quy luật tương sinh: chỉ mối quan hệ hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau, cụ thể: Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim.
Quy luật tương khắc: chỉ mối quan hệ khắc chế lẫn nhau cụ thể được khái quát: Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim…
Quy luật chế hoá: là quy luật hoạt động của cơ chế tương sinh và tương khắc trong một thể thống nhất mà vẫn đảm bảo duy trì được sự cân bằng. Ví dụ: Hỏa khắc Kim nhưng nếu khắc nhiều quá, Kim sẽ sinh Thủy và Thủy sẽ khắc chế lại Hỏa. Do đó, nguồn năng lượng phải giữa sự cân bằng để duy trì sự ổn định của vạn vật.
Ngũ hành phản sinh: Dù tương sinh nhưng vẫn nên ở mức độ cân bằng. Ví dụ: Thuỷ sinh Mộc nhưng thuỷ quá nhiều thì cũng ngập úng, mộc cũng trôi dạt hoặc chết…
Ngũ hành phản khắc: được hiểu mang tính khắc nhưng hành bị khắc quá lớn khiến hành khắc không đủ để khắc chế. Ví dụ: Thuỷ khắc Hoả nhưng hoả quá lớn thì thuỷ cạn, Kim khắc Mộc nhưng mộc quá lớn kim bị gãy…
Bạn có thể tìm hiểu rõ hơn ở các bài viết Âm Dương Ngũ Hành tại Phongthuy.Org
Thuyết Âm dương - Ngũ hành
Thuyết Âm Dương Ngũ Hành có nguồn gốc từ Trung Hoa xưa. Theo đó, có 5 nguyên tố cơ bản hình thành nên vũ vụ là Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ; Song tất cả vật chất trong vũ trụ đều mang hai dạng năng lượng: Âm và Dương.
Ngày nay, thuyết Âm Dương Ngũ Hành đã đi vào đời sống chúng ta. Việc vận dụng tốt Âm Dương Ngũ Hành vào các hoạt động của đời sống như xây nhà, cưới hỏi, mua bán…sẽ mang lại nhiều thuận lợi trong cuộc sống.
Ứng dụng Âm Dương - Ngũ Hành trong đời sống
Âm Dương - Ngũ Hành được ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày với nhiều lĩnh vực:
Ẩm Thực
Món ăn được phân theo năm mức độ hay còn gọi là năm mức âm dương ứng với ngũ hành. Ví dụ:
- Thực phẩm có tính Hàn (lạnh), âm thịnh - ứng với hành Thuỷ
- Thực phẩm có tính Nhiệt (nóng), dương thịnh - ứng với hành Hoả
- Thực phẩm có tính Ôn (âm), dương ít - ứng với hành Mộc
- Thực phẩm có tính Lương (mát), âm ít - ứng với hành Kim
- Thực phẩm có tính Bình (trung tính) - ứng với hành Thổ.
Trang phục
Theo phong thuỷ, màu sắc trang phục đóng một vai trò không nhỏ trong việc cân bằng, hỗ trợ và điều hoà yếu tố âm dương – ngũ hành.
Mệnh Kim: Nên mặc đồ có màu trắng, xám, sửa… hay tông màu khác như vàng, nâu (Thổ), nên tránh đỏ, cam (mệnh Hỏa) tương khắc.
Mệnh Mộc: Nên chọn những bộ đồ có thiên hướng xanh lá cây. Hoặc lựa chọn những màu như đen, xanh nước biển (mệnh Thủy) để phối cùng cũng rất tốt. Nhưng tránh các màu như xám, ghi(mệnh Kim) tương khắc.
Mệnh Hỏa: chọn màu đỏ, hồng, tím, cam (màu tương hợp), có thể lựa chọn màu xanh lá cây (mệnh Mộc). Nên tránh các màu như xanh biển, xanh da trời (mệnh Thủy) tương khắc.
Mệnh Thổ: Nên màu vàng, nâu (màu tương hợp), có thể lựa chọn những tông màu khác như đỏ, hồng, tím, cam (mệnh Hỏa). Và tránh những màu như xanh lá (mệnh Mộc) tương khắc.
Mệnh Thủy: chọn màu xanh nước biển, đen, hoặc các màu trắng, xám, ghi (mệnh Kim) cũng rất tương thích. Tránh các màu như nâu (mệnh thổ) tương khắc.
Phong thuỷ nhà đất
Trong kiến trúc nhà cửa, đặc biệt với những người kinh doanh và mua bán, phong thủy luôn là yếu tố được xem xét trước khi mua và xây nhà. Mỗi nguyên tắc Ngũ Hành có một ứng với hướng và màu sắc cụ thể:
Mộc tượng trưng cho hướng đông, mùa xuân và màu xanh, biểu thị sự khởi đầu và sự phát triển.
Hỏa đối ứng với hướng nam, mùa hạ và màu đỏ, biểu thị sự nóng bức, thịnh vượng và sự phát triển.
Kim đối ứng với hướng tây, mùa thu và màu trắng, biểu thị sự mát lạnh và suy thoái.
Thủy đối ứng với hướng bắc, mùa đông và màu đen, biểu thị sự lạnh lẽo và tối tăm.
Thổ tượng trưng cho trung tâm, mùa hè và màu vàng, biểu thị sự ổn định và bền vững.
Kiến trúc của ngôi nhà phải đảm bảo sự cân bằng âm dương. Đảm bảo sự cân bằng giữa yếu tố âm và dương trong kiến trúc nhà là rất quan trọng.
Ảnh Âm - Dương & Ngũ Hành được ứng dụng trong phong thuỷ nhà đất
Ví dụ: Nếu nhà được xây ở hướng thuận dương nhiều, thì dương khí sẽ áp đảo, tạo sự bất ổn và quá nhiều năng lượng, có thể dẫn đến sự nóng vội vàng, thiếu suy nghĩ trong quyết định và cuộc sống hàng ngày.
Âm Dương - Ngũ Hành trong Y học
Trong lĩnh vực y học cổ truyền, nguyên tắc Âm Dương - Ngũ Hành đã được ứng dụng trong việc khám và điều trị bệnh.
Về cấu trúc cơ thể: phần ngoại trực tiếp như là mặt ngoài, tứ chi, bì mao, và lục phủ, thường được xem như là biểu hiện của yếu tố dương. Trong khi đó, yếu tố âm thường đại diện cho các bộ phận quan trọng bên trong như: cân cốt và ngũ tạng. Các bộ phận này có thể được chia thành các phần nhỏ với sự hiện diện liên tục của yếu tố âm và dương. Ví dụ: Thận (Thuỷ), Phế (Kim)...
Về bệnh lý: nguyên tố gây bệnh có thể chia thành hai loại - âm tà và dương tà. Trong việc chẩn đoán bệnh tật, các triệu chứng thuộc dạng dương thường bao gồm sự sáng bóng, cơ bắp to lớn, tiếng thở mạnh mẽ và sốt. Các triệu chứng thuộc dạng âm thường có đặc điểm là sự tối tăm, tiếng thở yếu, và sợ lạnh.
Về nguyên tắc điều trị: Có hai nguyên tắc quan trọng - âm dương thiên thắng và âm dương thiên suy. Và quy luật ngũ hành để ứng dụng trong dược lý để điều trị.
Âm dương, Ngũ hành trong Nghề nghiệp
Ngoài các lĩnh vực trên thì thuyết âm dương, ngũ hành còn tham gia vào lĩnh vực chọn nghề nghiệp, tuỳ theo các đặc tính của các hành: Kim,Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ tương ứng với các thế mạnh ngành nghề phù hợp mà người ta có thể dựa vào đó chọn ngành nghề phù hợp.
Ngoài ra, quy luật Âm Dương - Ngũ hành còn ứng dụng trong Tín ngưỡng, Hôn nhân, Lễ Hội và nhiều lĩnh vực khác gắn liền với đời sống.
Cùng khám phá thêm về Âm Dương - Ngũ Hành với Phongthuy.org - có 13 năm kinh nghiệm là nguồn tài liệu đáng tin cậy về 12 cung hoàng đạo, phong thủy, cung cấp kiến thức và giải pháp về lĩnh vực phong thuỷ để hỗ trợ cuộc sống của bạn thuận lợi hơn.